Trong tôn giáo vùng Đông Á Đa Văn thiên vương

Khi Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa, tên vị thần này được dịch thành Duō Wén Tiān Wang (chữ Hán: 多聞天王), với ý nghĩa là "vị thiên vương nghe cả thế giới". Từ đó, theo từng vùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, tên gọi vị thần này được phiên âm khác nhau. Tại Nhật, vị thần này được gọi là Tamon-ten (Kanji: 多聞天) hoặc Bishamon-ten (Kanji: 毘沙門天); tại Hàn QuốcDamun-cheonwang (Hangul: 다문천왕). Tại Việt Nam, tên gọi vị thần phiên âm thành Đa Văn Thiên Vương.

Đa văn thiên vương tay cầm Hỗn Nguyên Tán và chuột thử bạc trên tay - hình phổ phổ biến tại các chùa Hoa

Đa Văn Thiên Vương được hiểu là người tinh thông Phật pháp, đưa phúc đức đến bốn phương, ở tại ngọn Thủy Tinh núi Kiên Đà La cạnh núi Tu Di, thân mặc giáp trụ, tay phải cầm một lọng báu (hoặc cây phướn báu), tay trái nắm Ngân thử (chuột bạc) có thể phun ngọc khi bị siết chặt [1], chế phục ma chúng, bảo hộ tài sản dân chúng, giữ Bắc Câu Lư Châu, là vị Thiên Vương thứ ba trong hàng Nhị Thập Chư Thiên.

Đa Văn Thiên Vương còn được thờ với hiển tướng là hộ thần phương Bắc, thân mang giáp trụ, tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp. Bảo tháp này chứa châu báu mà ngài gìn giữ. Trong các chùa ở Châu Á, ngài là vị thần bảo vệ và che chở cho các hình tượng thờ ở chính điện, có khi thờ trước cổng môn chùa hoặc bên trái hoặc phải mỗi bên hai vị khi phối thờ chung với nhau.

Khi xuất hiện là hộ thần Phương Bắc, Đa Văn Thiên Vương mang giáp trụ tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp - tượng thờ tại chùa Tōdai-ji, cố đô Nara-Nhật Bản thế kỷ 12

Đa Văn Thiên Vương thường được phối thờ chung cùng 3 vị thiên vương kia, nhưng có khi được thờ riêng biệt[3]. Ở Nhật, ngài được thờ riêng độc lập với các vị khác từ thế kỷ thứ 9. Ngài là thần chiến tranh và là thần chữa bệnh cho các hoàng đế. Thế kỷ 17, ngài là người ban phát giàu sang và hạnh vận, ngài trở thành một trong 7 vị thần phúc thần [4].

Theo thời gian, với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, Tứ Đại Thiên Vương cũng được hóa thân thành những vị thần canh giữ Thượng giới, nơi mà Ngọc Hoàng Thượng đế ngự trị trong thần thoại Trung Hoa. Đa Văn Thiên Vương trấn phương Bắc, thuộc nhâm quý Thủy, mang sắc Đen, tay cầm lọng báu, biểu tượng cho sự che chở, mưa móc sinh sôi, nên còn được mệnh danh cho chữ "" (雨).